Tuệ Trí – Thấu – Tâm Thơ

Video tuệ trí

Sự thật nhiều người thấy, nhưng công nhận nó; mấy ai… Đó là kỷ niệm về bài thơ “Hát về Đảng” tôi viết vào đầu tháng Giêng năm 1982 (4 năm trước Đổi mới -1986). Viết xong, tôi đọc cho một số bạn thơ và người thân trong gia đình nghe. Nghe xong, nhiều người lắc đầu: “Nghe thế nào ấy…,”, “ không thể in được”, “chẳng ai dám duyệt cho in bài này đâu”, “khéo lại vạ tới thân…”!

Đầy hy vọng

Tôi cầm bài thơ đến ông chú họ, vốn là sĩ quan cao cấp trong quân đội xin ý kiến. Ông cầm bài thơ đọc, lát sau, ông nhìn tôi với vẻ mặt ái ngại, giọng nhỏ nhẹ: “Thôi, hãy gác bài thơ này lại, quên nó đi, tình hình bây giờ phức tạp lắm, cháu ạ!”.

Nghe những lời góp ý, tôi băn khoăn: Đúng hay không đúng? Nội dung bài thơ có gì sai? Là người lính chiến đầu không ngại hy sinh, gian khổ trở về, tôi thầm nghĩ: Mình viết bài thơ với cái tâm và động cơ trong sáng về Đảng, vì dân…thì sợ gì! Trước sau sẽ có người thấu hiểu…

Tưởng chân thành

Và, tôi mạnh dạn gửi bài thơ đến Báo Nhân Dân. Tôi đến tận Tòa báo số 71 Hàng Trống, gửi bài qua thường trực rồi về. Bẵng mấy tuần không có ai gọi, không ai hỏi. Thật bất ngờ, ngày 4/4/1982, tôi được bạn bè báo, bài thơ “Hát về Đảng” được in trên báo Nhân Dân rồi!

Nhận báo, tôi như không thể tin ở mắt mình! Bài thơ được đăng đầu trang 3, trong trang thơ chào mừng Đại hội Đảng V được đóng khung trang trọng. Bài thơ được mở đầu bằng một câu khẳng định dứt khoát: “Thế hệ chúng tôi không trẻ cũng chưa già Tuổi ba mươi đã là chín chắn…”

Sự công nhận

Bài thơ gồm sáu mươi câu được giữ nguyện vẹn không bỏ một chữ nào, kể cả các dấu chấm, phẩy; chữ viết hoa và không viết hoa…(tức là Báo Nhân Dân và những cấp duyệt tôn trọng tuyệt đối không chỉ nội dung, quan điểm của tác giả mà còn tôn trọng cả hình thức thể hiện).

Tôi thực sự ngạc nhiên vì lãnh đạo báo Nhân Dân toàn những cây đa, cây đề nổi tiếng trong lĩnh vực báo chí và văn hóa văn nghệ như: Ông Hoàng Tùng – Tổng Biên tập; Thép Mới – Phó Tổng Biên tập..; Ban Văn hóa văn nghệ do Nhà văn Lê Minh, con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan, làm Trưởng ban, trước đó là nhà văn Nguyễn Địch Dũng.

Một người lãnh đạo lỗi lạc

Đặc biệt ông Hoàng Tùng không chỉ là cây “Đại thụ” của làng báo Việt Nam; còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật, Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam các khóa: III, IV, V, VI, VII. Trước đó, ông còn là Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội (1945), Bí thư Thành ủy Hải Phòng (1946). Từ tháng 1/1948, ông làm phó Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng…năm 1951, ông Hoàng Tùng phụ trách Văn phòng Tổng bí thư Trường Chinh. Năm 1980 ông làm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương.

Ông Hoàng Tùng có 30 năm làm Tổng biên tập báo Nhân Dân và 30 năm làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam. Trong sự nghiệp làm báo của ông, Hoàng Tùng đã để lại hàng nghìn bài báo (xã luận, bình luận, chính luận) sắc sảo, đanh thép với ngôn từ giàu hình ảnh… Nhờ vậy, ông đã được Nhà nước tặng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng nhất… Từ tháng 2/1954 đến năm 1982, ông làm Tổng Biên tập báo Nhân Dân; Chính trong thời gian này bài thơ “Hát về Đảng” của tôi đã được tuệ trí của ông thấu mọi lẽ và duyệt cho đăng bài làm xôn xao dư luận, mở ra cách nhìn mới “thấu lý, đạt tình”.

Cuộc gặp đáng nhớ

Trở lại bài thơ “Hát về Đảng”, gần một tháng sau, tôi nhận được giấy mời của Ban tổ chức Trung ương Đảng do chính đồng chí Lê Đức Thọ ký mời tôi lên gặp. Lúc này, tôi thực sự hoang mang, cũng lo ngay ngáy: “Chắc có vấn đề gì nghiêm trọng nên Ban tổ chức Trung ương mới “mời” lên làm việc”.

Cũng là người bản lĩnh, tôi luyện qua môi trường quân ngũ, nhưng khi cầm giấy mời của Ban tổ chức Trung ương, tay tôi vẫn run run. Ngày 5/5/1982, tôi lên gặp Ban tổ chức Trung ương theo đúng hẹn. Hóa ra chuyện tôi được “mời”, cơ quan biết hết! Khi tôi bước ra cửa, nhiều anh em trong cơ quan nhìn theo với vẻ mặt ái ngại; có đồng chí lãnh đạo thấy tôi vội quay mặt đi làm như không quen biết…

Tận mắt thấy vĩnh hằng

Tới Văn phòng Ban tổ chức Trung ương Đảng, một đồng chí (thư ký hay trợ lý gì đó) dẫn tôi đến phòng làm việc của đồng chí Lê Đức Thọ. Đến cửa phòng, nhìn vào trong thấy đồng chí Lê Đức Thọ đang chăm chú làm việc với một đống tài liệu trên bàn. Tôi đứng như chôn chân ở cửa, lặng lẽ nghĩ: “Không biết điều gì sẽ giáng xuống đầu mình đây?”. Khi ông Thọ ngẩng đầu nhìn ra cửa, tôi mới cất tiếng: “Chào chú! Cháu xin lỗi đến muộn theo giờ hẹn vì lỡ đang làm dở việc ở cơ quan”.

Ông ra hiệu bảo tôi vào. Ông đứng lên, rời bàn làm việc, tiến lại nơi đặt bộ bàn ghế tiếp khách cách khoảng ba, bốn mét. Ông mời tôi ngồi, khi đồng chí công vụ rót nước pha trà ra ngoài. Ông cầm tách trà mời, tôi đưa hai bàn tay đón tách trà của ông, rồi đặt nhẹ xuống bàn. Giờ tôi mới có dịp ngắm ông; đó là người khoảng trên dưới 70, tóc đã điểm bạc với vầng trán cao, rộng. Khuôn mặt rất tươi…Với tôi, nom ông như nhà trí thức hơn là người lãnh đạo…

Cùng chia sẻ

Ông nhìn tôi cười. Một không khí dễ chịu lan tỏa từ phía ông sau nụ cười ấy làm tôi bớt lo lắng về những lời đồn thổi trước đó… Ông cất giọng ôn tồn: “Tôi mời đồng chí lên gặp, sao từ bấy đến giờ cứ ngồi im, không nói gì?”

Tôi đáp: “Thưa chú! Trước khi cháu vào đây, các đồng chí Văn phòng dặn: “Vào đây không được nói gì làm phiền tới chú”. Ông Thọ bình thản nâng tách trà, chậm rãi nhấp vài ngụm rồi đặt xuống. Chợt ông nhìn thẳng vào tôi hỏi: “Đồng chí nghĩ gì khi viết bài thơ ấy?”.

Tiếng nói chân thành

Tôi đáp: “Dạ! Cháu nghĩ gì đã thể hiện hết trong bài thơ chú đã đọc”. Ông hỏi tiếp, giọng nhẹ nhàng: “Trước cuộc sống hiện nay, đồng chí có hoang mang?”.

  • Có ạ!

Nghe tiếng “có” dứt khoát của tôi, Trưởng Ban tổ chức Lê Đức Thọ, nét mặt vẫn bình thản như không nghe thấy. Tôi chột dạ, nghĩ: “Sự bình thản kia chỉ có trong con người trí thức thực sự, được đào luyện tới tột cùng mới giữ được để đưa vạn vật về KHÔNG – BÌNH THẢN.

Thấy thái độ của ông, tôi vội giãi bày: “Thưa chú! Chú hỏi có sao, cháu nói vậy. Bởi cháu đã từng là lính trinh sát, một khi thủ trưởng hỏi phải trả lời dứt khoát, chính xác, chính xác tới từng phần…mới hiểu rõ tình hình địch, ta để trăm trận, trăm thắng. Sự thật, chúng cháu có hoang mang; nhiều khi rất hoang mang, nhưng không bao giờ đổ bởi có hai bản lề vững chắc làm chỗ dựa giữ lại. Đó là hai cuộc kháng chiến của cha anh trong chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Hai cuộc kháng chiến ấy cũng là niềm tự hào của chúng cháu”.

Niềm tin vững chắc

Tôi tin ông Thọ đã suy nghĩ rất nhiều về những câu thơ tôi đã viết: “Đất nước thống nhất rồi, chúng tôi vẫn chia xa. Hai vợ chồng mỗi người ở mỗi miền công tác… Ấy là lúc thiếu gạo, thiếu dầu…”

Nghe tôi nói, ông lẳng lặng nhìn tôi rồi hỏi: “Thế các anh có niềm tin?”

Có! Tôi đáp như người lính đứng trong hàng quân. “Nhưng mong chú hiểu thêm: Chúng cháu tin, không có nghĩa là cả tin, khi người ta nói: Ta nhất quyết đồng hồ Liên-xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ. Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào. Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ. Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao” (Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi – Việt Phương)

Nghĩa là chúng cháu chỉ tin vào sự thật, tin vào cuộc sống của nhân dân đang hiện hữu. Biết mình hơi quá lời, nhưng tính tôi đã nói phải nói cho hết, cho dù trước mặt ông. Bài thơ tôi viết: “Đảng là hoa là ánh sáng. Là quy luật khách quan không thể tuyệt đối đến vô cùng”.

Và: “Lời hát chúng tôi không thể chung chung. Như kẻ làm công nói năng trước chủ. Như tên Giu-đa nói cười trước Chúa. Bởi Đảng là của chúng tôi – sự sống bản thân mình”.

Tôi định nói thêm, bỗng ông Thọ ngước lên cao như tìm một thứ gì đó trong mênh mông vũ trụ. Tôi nghĩ: “Ông đã thấy, cái mà thế hệ chúng tôi đang thấy một quy luật khách quan, tất yếu: “Hỡi những kẻ ẩn mình sau tượng Chúa. Sự dối lừa chẳng tồn tại được đâu!…”

Gần đến giờ nghỉ trưa, ông Lê Đức Thọ quay lại phía tôi với một câu nhỏ nhẹ, chân tình: “Thế nguyện vọng của anh bây giờ muốn gì?”.

-“Dạ! Chúng cháu muốn được làm công việc mà Đảng và nhân dân đã đào tạo, nuôi dưỡng…”

Cuộc gặp của tôi với Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ nổi tiếng trong đàm phán hòa bình Paris năm nào, liên quan đến một bài thơ về Đảng trên báo Đảng, đã để lại dấu ấn sâu sắc mãi trong tôi như thế!

Avatar of Bích Hiền
Bích Hiền là tác giả và người sáng tạo đằng sau trang web Thuysi.edu.vn, một trang web đa dạng và phong cách về giáo dục, công nghệ, giải trí, trò chơi, và khám phá. Với nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với việc phát triển trang web, cô ấy đã đánh dấu dấu ấn đáng kể trong cung cấp thông tin hữu ích và giải trí cho độc giả.

Related Posts

Là 'fan cứng' của bóng đá, liệu bạn có tự tin trả lời được 100 câu hỏi hóc búa này?

Là ‘fan cứng’ của bóng đá, liệu bạn có tự tin trả lời được 100 câu hỏi hóc búa này?

Video đố vui bóng đá Đại dịch COVID-19 đang khiến cho hàng triệu người không thể ra ngoài. Dù vậy, bạn vẫn có thể có những khoảng…

10 Kênh Youtube Thú Vị Giúp Bạn Học Tiếng Anh Cùng YBOX

Video giải trí nước ngoài Bạn muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh một cách thú vị và hiệu quả? Hãy cùng YBOX khám phá 10 kênh…

Tổng hợp 40+ Game Offline PC hay nhất mọi thời đại mà bạn nên chơi

Game offline PC hiện đang là sự lựa chọn của nhiều game thủ hiện nay. Với cốt truyện lôi cuốn, đa dạng cùng với lối chơi đặc…

Top 11 game lái xe khách để bạn trải nghiệm ngồi sau vô lăng như tài xế thật

Những game lái xe khách đã trở thành một xu hướng phổ biến trong thời gian gần đây, mang đến cho người chơi những trải nghiệm mới…

Những Câu Đố Con Vật "Luyện Trí Thông Minh"

Những Câu Đố Con Vật “Luyện Trí Thông Minh”

Video những câu đố về con vật có đáp án Dân gian không chỉ có những câu đố về đồ vật hay mà còn rất nhiều các…

Game bắn cá ăn xu đổi thưởng online 3D: Khám phá và chia sẻ chiến thuật săn xu

Video trò chơi bắn cá ăn xu Bạn đã từng nghe về tựa game được nhiều người chơi nhất chưa? Đó không phải là một tựa game…