Tổng quan về Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác

Video quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác

Hãy cùng tìm hiểu về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác, cùng như bất đẳng thức tam giác. Đây là những kiến thức rất quan trọng để bạn có thể học tốt môn Toán lớp 7.

Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác

Lý thuyết Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác

  1. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác:
  • Trong tam giác ABC:
    • Góc A được gọi là góc đối diện với cạnh BC.
    • Góc B được gọi là góc đối diện với cạnh CA.
    • Góc C được gọi là góc đối diện với cạnh AB.
  • Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có AC = 4 cm, BC = 5 cm. So sánh góc A và góc B.
Hướng dẫn giải: Xét tam giác ABC có BC > AC (5 cm > 4 cm)
Mà A^ đối diện với cạnh BC, B^ đối diện với cạnh AC.
Nên A^ > B^ (trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn)
Vậy A^ > B^.

1.2. Cạnh đối diện với góc lớn hơn:

  • Trong tam giác ABC:
    • Cạnh BC được gọi là cạnh đối diện với góc A.
    • Cạnh CA được gọi là cạnh đối diện với góc B.
    • Cạnh AB được gọi là cạnh đối diện với góc C.
  • Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

Ví dụ: So sánh các cạnh của tam giác trong các hình vẽ sau:
Hướng dẫn giải:

  • Hình a): Xét tam giác ABC có C^ > B^ > A^ (70° > 60° > 50°)
    Nên AB > AC > BC (trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn)
    Vậy AB > AC > BC.
  • Hình b): Vì tam giác DEG vuông tại D nên cạnh huyền EG là cạnh lớn nhất (trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất)
    Xét tam giác DEG có G^ > E^(60° > 30°)
    Nên DE > DG (trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn)
    Vậy EG > DE > DG.
  • Hình c): Vì tam giác MNP có M^ = 120° nên là tam giác tù.
    Do đó cạnh NP là cạnh lớn nhất (Trong tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất)
    Xét tam giác MNP N^ > P^ có (37° > 23°)
    Nên PM > MN (trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn)
    Vậy NP > PM > MN.
  1. Bất đẳng thức tam giác:
    -Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì lớn hơn độ dài cạnh còn lại.
    Trong tam giác ABC, ta có: AB + BC > AC; AB + AC > BC; AC + BC > AB.
    Các bất đẳng thức này gọi là các bất đẳng thức tam giác.
  • Nhận xét: Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kì nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại.

Ví dụ: Dựa vào bất đẳng thức tam giác, kiểm tra xem bộ ba độ dài 2 cm, 8 cm, 6 cm và 3 cm, 5 cm, 7 cm có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:

  • Xét bộ ba độ dài: 2 cm, 8 cm, 6 cm.
    Ta có: 2 + 6 = 8 không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác nên bộ ba độ dài 2 cm, 8 cm, 6 cm không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác.
  • Xét bộ ba độ dài: 3 cm, 5 cm, 7 cm
    Ta có: 3+5=8>7; 3+7=10>5; 5+7=12>3 thỏa mãn bất đẳng thức tam giác nên bộ ba độ dài 3 cm, 5 cm, 7 cm là độ dài ba cạnh của một tam giác.

Bài tập Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác

Bài 1. Cho tam giác MNP có MN < MP < NP. So sánh các góc trong tam giác MNP và cho biết góc nào là góc lớn nhất trong tam giác đó?
Hướng dẫn giải: Trong tam giác MNP ta có P^ đối diện với cạnh MN, N^ đối diện với cạnh MP và M^ đối diện với cạnh NP.
Vì MN < MP < NP nên theo quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác ta có P^ < N^ < M^
Hay M^ là góc lớn nhất trong tam giác MNP.
Vậy P^ < N^ < M^ và M^ là góc lớn nhất trong tam giác MNP.

Bài 2. Cho tam giác ABC nhọn. So sánh độ dài mỗi cạnh với nửa chu vi của tam giác đó.
Hướng dẫn giải: Gọi độ dài các cạnh của tam giác ABC là a, b, c (a, b, c > 0)

  • Theo bất đẳng thức trong tam giác ta có a < b + c
    Nên a + a < b + c + a
    Hay 2a < b + c + a
    Suy ra a < (a+b+c)/2
  • Theo bất đẳng thức trong tam giác ta có b < a + c
    Nên b + b < b + c + a
    Hay 2b < b + c + a
    Suy ra b < (a+b+c)/2
  • Theo bất đẳng thức trong tam giác ta có c < a + b
    Nên c + c < b + c + a
    Hay 2c < b + c + a
    Suy ra c < (a+b+c)/2
    Vậy độ dài một cạnh của tam giác luôn nhỏ hơn nửa chu vi của tam giác đó.

Bài 3. Ba thành phố A, B, C trên bản đồ là ba đỉnh của một tam giác được mô tả như hình vẽ dưới đây, trong đó AB = 20 km, AC = 50 km.
Nếu đặt ở C máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động bằng 30 km thì ở hai thành phố A và B có nhận được tín hiệu không ? Vì sao ?
Hướng dẫn giải: Xét tam giác ABC có
AC – AB < BC < AC + AB (bất đẳng thức trong tam giác)
Hay 50 – 20 < BC < 50 + 20
Suy ra 30 < BC < 70
Nếu máy phát sóng đặt ở thành phố C có bán kính hoạt động bằng 30 km thì ở thành phố B sẽ không nhận được tín hiệu vì BC > 30 km
Nếu máy phát sóng đặt ở thành phố C có bán kính hoạt động bằng 30 km thì ở thành phố A sẽ không nhận được tín hiệu vì AC = 50 km > 30 km
Vậy nếu máy phát sóng truyền thanh đặt ở thành phố C có bán kính hoạt động 30 km thì ở hai thành phố A và B đều không nhận được tín hiệu.

Bài 4. Cho tam giác MNP có góc M là góc tù. Trên cạnh MN lấy điểm D (D khác M, N), trên MP lấy điểm E (E khác M, P). So sánh DE và NP.
Hướng dẫn giải:
Vì PED^ là góc ngoài của tam giác DME nên PED^ = EDM^ + M^
Mà M^ là góc tù (giả thiết) nên PED^ là góc tù.
Xét tam giác DEP có PED^ là góc tù, DP là cạnh đối diện với PED^
Suy ra DE < DP (trong tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất).
Vì NDP^ là góc ngoài của tam giác DPM nên NDP^ = DPM^ + M^
Mà M^ là góc tù (giả thiết) nên NDP^ là góc tù.
Xét tam giác DNP có NDP^ là góc tù, NP là cạnh đối diện với NDP^
Suy ra DP < NP (trong tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất).
Lại có DE < DP (chứng minh trên).
Suy ra DE < DP < NP.
Vậy DE < NP.

Học tốt Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác

Các bài học để học tốt Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác Toán lớp 7 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

Avatar of Bích Hiền
Bích Hiền là tác giả và người sáng tạo đằng sau trang web Thuysi.edu.vn, một trang web đa dạng và phong cách về giáo dục, công nghệ, giải trí, trò chơi, và khám phá. Với nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với việc phát triển trang web, cô ấy đã đánh dấu dấu ấn đáng kể trong cung cấp thông tin hữu ích và giải trí cho độc giả.

Related Posts

Công thức tính đường chéo hình thoi

Cách tính đường chéo hình thoi: Công thức và ví dụ cụ thể

Video cách tính độ dài đường chéo hình thoi Hình thoi là một trong những hình quan trọng trong toán học và cuộc sống. Trong bài viết…

Công thức tìm hệ số tỉ lệ thuận, hệ số tỉ lệ nghịch: Chi tiết và Ứng dụng

Chào mừng các bạn đến với bài viết về công thức tìm hệ số tỉ lệ thuận và hệ số tỉ lệ nghịch. Trên cơ sở của…

Công Thức & Cách Tính Chu Vi Hình Chữ Nhật

Cách Tính Chu Vi Hình Chữ Nhật: Công Thức và Bài Tập

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tính chu vi hình chữ nhật và làm một số bài tập liên quan. Điều này…

Thư Viện Bài Giảng Vật Lý Đại Cương

Thư Viện Bài Giảng Vật Lý Đại Cương: Công Thức Gauss và Định Lý O-G

Video công thức gauss Điện tích điểm Q > 0 tạo ra một điện trường xung quanh nó. Chúng ta có một mặt cầu (S) với tâm…

Ánh Sáng Đêm Tối: Những Câu Chuyện Về Học Sinh Vượt Khó

Ở trường tiểu học Hồng Đức, P.14, Q.8, TP.HCM, có một lớp phổ cập đầy đặc biệt. Tại đây, những em học sinh khó khăn được trao…

Bật Mí Cho Bạn 9 Loại Cây Có Gai Trừ Tà - Hãy Khám Phá Ngay!

Bật Mí Cho Bạn 9 Loại Cây Có Gai Trừ Tà – Hãy Khám Phá Ngay!

Người Việt đã từ lâu tin rằng cây cỏ có sức mạnh đặc biệt trong việc trừ tà. Không chỉ có tác dụng trang trí cho ngôi…